Học hỏi kinh nghiệm, bài học từ những người thành công sẽ là con đường đi ngắn nhất và chắc chắn nhất giúp bạn vươn tới vinh quang.

Là một doanh nhân bạn sẽ phải tìm ra con đường đi của riêng mình, cho cả công việc và cuộc sống cá nhân. Để làm được điều đó có thể sẽ mất rất nhiều năm, nhưng học hỏi từ những người thành công sẽ là con đường đi ngắn nhất và chắc chắn nhất. Tin hay không là ở bạn, những bài học kinh doanh tốt nhất chúng ta học được đều bắt nguồn từ những điều đơn giản, những điều hiện hữu trước mắt bạn nhưng bạn bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy chúng.
1. Đừng đổ lỗi, hãy tích cực cải thiện
Trong nhiều trường hợp có những thứ không xảy ra theo ý bạn muốn như việc mất dự báo doanh thu, tung ra sản phẩm không đúng thời gian hay thậm chí bị kiện vì những điều nhỏ nhặt ngớ ngẩn.
Lẽ tự nhiên đây sẽ là nguyên nhân đổ lỗi tại sao mọi thứ không đi theo quỹ đạo bạn muốn. Nhưng điều đó sẽ không làm cho bạn tốt hơn chút nào vì nó chả giải quyết được vấn đề của bạn.
Thay vì đổ lỗi, hãy tập trung giải quyết, khắc phục vấn đề. Có thể kết quả sẽ không khắc phục được ngay lập tức nhưng miễn là bạn đang cố gắng cải thiện thì cuối cùng bạn vẫn sẽ đạt đuợc kết quả mong muốn.
2. Học hỏi cách kinh doanh thành công từ những người đi trước
Học hỏi cách kinh doanh thành công từ người đi trước là một trong những bí quyết kinh doanh thành công. Những người đi trước sẽ chỉ cho bạn thấy điều gì đã ổn và điều gì bất ổn ở những việc bạn làm. Lời khuyên của họ sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm cơ bản và không phải bỏ ra những đồng tiền “oan”. Hãy liệt kê những việc bạn đã, đang hay dự định thực hiện và xin ý kiến của họ.
3. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh
Bí quyết thành công mà Mindalife muốn chia sẻ với bạn đó là tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững. Trong xu hướng hội nhập, tạo dựng mối quan hệ là một trong những chiến lược kinh doanh, là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một doanh nhân thành đạt, một doanh nghiệp muốn thành công phải có tầm nhìn chiến lược trong việc tạo dựng và phát triển bền vững các mối quan hệ.
4. Lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Bí quyết kinh doanh thành công tiếp theo đó chính là lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng. Mô hình kinh doanh phải có mục tiêu và khách hàng tiếp cận. Bạn cũng cần lường trước những khó khăn, thử thách có thể gặp khi bắt đầu kinh doanh. Nếu có một kế hoạch chi tiết, rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn không đi chệch hướng và đạt được thành công như mong đợi.
5. Quản lý chính mình
Khi kinh doanh, hãy coi mình vừa là ông chủ vừa là nhân viên. Để thành công, bạn cần biết đến công việc của một người điều hành và học cách làm việc của một nhân viên. Có như vậy bạn mới quản lý nhân viên và điều hành công việc kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ. Hãy học cách làm việc có kỷ luật, đặt ra mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
6. Không đổ lỗi mà tích cực cải thiện khó khăn
Khi kinh doanh, có rất nhiều việc xảy ra không theo mong muốn của bạn, chẳng hạn tung ra thị trường sản phẩm không đúng thời điểm, mất dự báo doanh thu hoặc bị kiện tụng vì những điều nhỏ nhặt. Nhiều người sẽ đổ lỗi cho mình hoặc người khác khi mọi thứ không đi theo quỹ đạo mong muốn.
Tuy nhiên, việc đổ lỗi hay oán trách đó sẽ chẳng làm cho tình hình tốt lên, thay vào đó sẽ khiến bạn và những người xung quanh trở nên mệt mỏi, chán nản. Vì vậy, hãy tập trung giải quyết vấn đề thay vì oán trách bản thân hay người khác. Chắc chắn, nỗ lực cải thiện khó khăn sẽ giúp bạn có được kết quả như mong muốn.
7. Không dừng lại khi bạn mệt mỏi, chỉ dừng lại khi bạn hoàn thành công việc
Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi là một doanh nhân và thậm chí đôi lúc bạn sẽ thấy như bị thiêu đốt hết năng lượng làm việc, đặc biệt là khi mọi việc trở nên tồi tệ. Nhưng những gì đã giúp các doanh nhân thành công đó chính là “không bỏ cuộc”.
Những doanh nhân thành công họ không quan trọng đã làm việc bao nhiêu giờ trong một ngày hay cảm giác mệt mỏi của bản thân. Điều họ quan tâm đó là ” không được dừng lại khi những việc cần thiết chưa hòan thành xong”.
Thời điểm bạn dừng lại là ngày bạn thất bại. Chỉ cần bạn tiếp tục hành động tiến về phía trước, cuối cùng bạn sẽ đạt đựoc mục tiêu.
8. Chân thật là món quà đắt tiền, đừng mong chờ nó từ những người rẻ tiền
Là một doanh nhân bạn sẽ phải tìm lời khuyên và phản hồi từ những người khác. Nhưng thương trường dạy bạn học được rằng không phải tất cả những lời khuyên đều giống nhau, một số người sẽ đưa cho bạn những lời khuyên tốt hơn người khác.
Lời khuyên tốt nhất bạn sẽ luôn luôn nhận được đó là sự thật. Mà sự thật thì dễ bị tổn thương nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Đừng chỉ mong đợi sự thật từ những người chỉ quan tâm tới việc tránh gây cho bạn cảm xúc manh động. Điều đó sẽ không giúp bạn đạt được mục tiêu, nó chỉ đẩy bạn xuống mà thôi.
9. Làm việc chăm chỉ trong im lặng và tiếp tục thành công của bạn với chính mình
Khi bạn đã bắt đầu đạt được kết quả công việc tốt một chút, bạn muốn thể hiện. Bạn mua những vật dụng xa hoa, đắt tiền trang hoàng cho chính mình để nói với mọi người về thành công của bạn, chỉ để chứng tỏ với thế giới một điều “tôi đã làm ra nó”.
Về lâu dài, mua những thứ vật chất không khiến bạn hạnh phúc, và nói với mọi người về sự thành công của bạn chỉ khiến mọi người nghĩ rằng bạn kiêu ngạo và tệ hơn nó còn tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh hơn.
Đừng lo nói với mọi người về thành công của bạn, nó không giúp bạn tốt hơn lên đâu. Tập trung vào công việc, giữ kín miệng vì điều cuối cùng bạn cần là cạnh tranh hơn.
10. Không bị chệch hướng bởi những người không đi đúng hướng
Thật dễ dàng bị nhầm hướng đi đặc biệt là dưới sự tác động của người khác. Nếu bạn không tập trung vào mô hình kinh doanh cốt lõi của mình, bạn sẽ bị quay trong cái vòng luẩn quẩn và không nhận được 1 kết quả nào hết.
Trong giai đoạn khởi nghiệp, những người thành công có thể đã tiêu tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, thậm chí là sức khỏe. Rất nhiều người đã thất bại trong lần khởi nghiệp nhưng quan trọng là họ vẫn tiến về phía trước, gặt hái thành công với tinh thần của một doanh nhân.
ST