Người ta khẳng định rằng sự phát triển của Amazon trong những năm qua là thần kỳ, với tốc độ tăng trưởng tài sản như tốc độ của một con báo. Sự phát triển đó có phần đóng góp quan trọng của nghệ thuật lãnh đạo và những chiến lược xây dựng công ty của ông.
1. Hãy trở thành Bố Già: đưa ra cho họ những đề nghị không thể chối từ.
Năm 2004, Amazon để mắt tới Melville House – Nhà xuất bản mới nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết và sách truyện có trụ sở tại Brooklyn, New York. Đồng sở hữu của nhà xuất bản này là Dennis Johnson và sau này kể lại về đề nghị của Amazon, ông kể: “Nhà phân phối của tôi đã gọi và kể rằng đi với Amazon như ‘ăn tối với Bố Già.” Người ta kể rằng ý của Amazon khi đó là “muốn trả tiền mà không tiết lộ có bao nhiêu sách của Melville House được bán trên Amazon.” Johnson đã rất bức xúc với chính sách này và kể lại quan điểm của ông với các lãnh đạo của tạp chí văn chương Publishers Weekly. Một ngày sau, tạp chí này đã đăng tải câu chuyện mà Johnson kể, nút “Mua” các sản phẩm thuộc khu vực Melville House trên Amazon đã ngay lập tức biến mất. Johnson đành chấp nhận nói với Amazon rằng “tôi đồng ý trả số tiền đó” và những cuốn sách của ông bán xuất hiện trở lại trên Amazon.
2. Không cung cấp thông tin ngoại trừ điều đó là cực kỳ cần thiết
Lại câu chuyện của Melville House và việc áp dụng cho nguyên tắc này chính là Amazon không hề cho biết có bao nhiêu cuốn sách của Melville House được bán ra. Thậm chí doanh số bán các máy Kindle và cả số lượng nhân viên của họ tại Seattle cũng được giữ bí mật. Thêm nữa, tầng nhà nơi team Kindle làm việc thuộc trụ sở Amazon ở Seattle còn được gọi là Area 51 bởi không có bất cứ ai được đặt chân vào, kể cả những người có liên quan trực tiếp tới sản phẩm. Và có vẻ như chỉ có Bezos mới có quyền cung cấp thông tin, mới có quyền viết nên câu chuyện của Amazon trước công chúng theo cách của ông. Được biết những văn bản gởi tới các cổ đông cũng được đích thân ông soạn thảo.
3. Số người trong team chỉ nên đủ ăn 2 cái pizza.
Bezos nổi tiếng với chính sách kỳ lạ – Nguyên tắc 2 cái Pizza: Không có team nào lớn hơn số người ăn đủ 2 cái pizza. Nói cách khác, số người trong mỗi team chỉ vào khoảng 5 tới 7 người, cho phép những ý tưởng của họ không bị xem xét bởi quá nhiều người, ngăn chặn tình trạng tư duy theo đám đông. Theo Bezos, những nhóm nhỏ này sẽ tạo ra những sáng kiến lớn, thí dụ như Gold Box deal – một chương trình giảm giá nổi tiếng chỉ được trao cho khách hàng trong thời gian giới hạn.
4. Đừng nói nhiều
Vào đầu những năm 2000, khi mà người ta bắt đầu đưa ra khái niệm cần phải giao tiếp nhiều hơn. Bezos khẳng định: “Không, giao tiếp thật khủng khiếp.” Theo ông, nói quá nhiều sẽ phát sinh ra các vấn đề. Thí dụ như việc trao đổi giữa các team sẽ giới hạn tính độc lập và dẫn tới quá nhiều sự đồng ý lẫn nhau. Ông ước tính rằng người ta phải chống lại nhau nhằm tạo ra xung đột và từ đó định hình văn hóa Amazon.
5. Hãy xích mích
Tác giả Brad Stone, người đã viết cuốn The Everything Store giải thích sự phát triển thần tốc của Amazon cho biết rằng: “Những người làm tốt công việc tại Amazon thường là những người được phát triển trong môi trường thù địch với sự xích mích gần như kiên tục. Tại sao vậy? Bởi Bezos không thể chấp nhận sự gắn kết xã hội – khuynh hướng làm cho con người ta trở nên đồng tình với nhau và họ thoải mái với điều đó.”
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những doanh nhân thành đạt thường là người siêu khó chịu. Bản chất chính là “tình yêu tranh luận” – điều mà trong đó, mọi người buộc phải tìm cách bảo vệ quan điểm của họ. Và điều này đã ăn sâu trong văn hóa Amazon. Có người đã tóm tắt lại rằng, nguyên lý lãnh đạo của Amazon là: có nghị lực, bất đồng và cam kết. Theo đó, các lãnh đạo có trách nhiệm phải tôn trọng những quyết định khó khăn khi họ không đồng ý, cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu với điều đó. Lãnh đạo phải có trách nhiệm và kiên trì. Họ không được thỏa hiệp vì lợi ích của sự gắn kết xã hội. Và một khi quyết định được xác lập, họ phải cam kết hoàn toàn với điều đó.
Theo Tinhte