Để thành công thì kỹ năng xử thế là rất cần thiết. Trong các cuốn sách dạy về thuật xử thế thì Đắc Nhân Tâm luôn được nhắc đến như một cuốn sách kinh điển. Vậy tóm gọn nội dung trong cuốn sách gồm những gì, bạn cùng tham khảo nhé:
PHẦN 1: NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ CĂN BẢN
(1) Không phán xét, chỉ trích hay phàn nàn người khác. Bản tính con người không thích thừa nhận lỗi lầm. Khi bị phê bình hay xúc phạm, họ thường hiếm khi phản ứng tích cực, mà trái lại sẽ “xù lông nhím”.
(2) Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác. Muốn ai đó tiến bộ, đừng nhằm vào khuyết diểm của họ mà chê bai, hãy nhìn vào ưu điểm của họ mà khen ngợi chân tình.
(3) Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm. Muốn người khác làm gì đó cho mình, phải tạm quên mình đi mà nhìn vấn đề từ góc nhìn của họ, từ đó kết hợp cái mình muốn với cái họ muốn để đạt được một kết quả win-win.
Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù có tốt hay xấu, họ cũng tặng bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Bởi vậy, đừng bao giờ lên án hay chỉ trích hay than phiền ai cả. Bởi lúc này bạn đã học được cách khoan dung. Đây là một trong những mẫu thiết kế bìa sách hết sức đơn giản, nhưng gây ấn tượng mạnh đến người đọc, tạo sức hút riêng biệt.
PHẦN 2: 6 CÁCH TẠO THIỆN CẢM
(1) Chân thành quan tâm đến người khác.
(2) Hãy mỉm cười.
(3) Cố gắng ghi nhớ tên những người mà mình tiếp xúc, vì điều đó cho thấy mình trân trọng họ.
(4) Khi nói chuyện, hãy lắng nghe nhiều hơn và gợi mở, khuyến khích để người kia nói.
(5) Để thu hút sự chú ý của người khác, hãy nói về điều họ quan tâm.
(6) Để người khác yêu thích mình, hãy cho họ thấy rằng họ quan trọng với mình một cách thật lòng.
Đó là 6 điều mà bạn cần lưu ý khi giao tiếp để tạo thiện cảm với người khác.
PHẦN 3: 12 CÁCH HƯỚNG NGƯỜI KHÁC THEO SUY NGHĨ CỦA BẠN
(1) Không tranh cãi. Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra.
(2) Tôn trọng ý kiến người khác. Đừng bao giờ nói rằng: “Anh/chị sai rồi”.
(3) Thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình. Nếu bản thân mình sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắn thừa nhận điều đó.
(4)Bí quyết của Socrates: Cần phải hỏi những câu khiến người khác đáp “vâng” ngay tức thì. Bắt đầu cuộc giao tiếp bằng thái độ thân thiện và lối ửng xử nhẹ nhàng.
(5) Hỏi những câu khiến người khác đáp “vâng” tức thì. Hãy làm giảm nhẹ sự khác biệt giữa mình và đối phương, nhấn mạnh điểm chung của đôi bên.
(6) Khôn ngoan khi gặp đối đầu: Cần để người khác cảm thấy họ là người làm chủ cuộc nói chuyện.
(7) Để đối phương tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên.Để nhận được sự hợp tác cao nhất: Hãy để người khác tin rằng chính họ mới là người đưa ra ý tưởng đầu tiên.
(8)Hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác: thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác.
(9) Điều mọi người mong muốn: Hãy đồng cảm với mong muốn của người khác.Mật ngọt trong giao tiếp đó chính là việc luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện.
(10) Khơi gợi sự cao thượng nơi họ, khuyến khích họ vươn tới những điều tốt đẹp.
(11) Trình bày vấn đề một cách sinh động. Nếu có ý kiến được mô tả sinh động làm người nghe cảm nhận trí tuệ tinh tế của người nói
(12) Cổ vũ tinh thần vượt lên thử thách ở đối phương.
PHẦN 4: VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO, ĐÂY LÀ CÁCH CHUYỂN HÓA NHÂN VIÊN MÀ KHÔNG GÂY RA SỰ CHỐNG ĐỐI HAY OÁN GIẬN
Chuyển hóa người khác là việc làm cực kỳ khó. Bởi làm sao có thể giúp chuyển hóa mà không gây ra tranh chấp hay oán hận
(1) Trước khi phê bình, hãy khen ngợi.
(2) Khéo léo, gián tiếp “lái” cuộc trò chuyện để người ta nhìn nhận sai sót của mình.
(3) Nhìn nhận sai lầm của bản thân trước khi phê bình người khác.
(4) Đặt câu hỏi, gợi ý hành động thay vì ra lệnh.
(5) Giữ thể diện cho người khác. Không làm họ bẽ mặt.
(6) Khen ngợi khi thấy họ tiến bộ, dù rất nhỏ.
(7) Góp phần tạo ra uy tín ở người khác, bằng cách cho họ một danh hiệu, một phần thưởng.
(8) Khi họ phạm lỗi, hãy động viên khích lệ thay vì phán xét.
(9) Làm đối phương thấy được rằng, những gì họ đang làm mang lại lợi ích trước hết cho chính họ, chứ không phải phục vụ cho ai cả.
ST