Làm con ong hay con ruồi ?

Nếu bạn muốn có một cuộc sống vô cùng thành công, nếu bạn muốn có một công ty vô cùng thành công, bạn cần điều gì nhất? Tôi có thể không hề đắn đo mà trả lời bạn rằng, chính là tinh thần sáng tạo! Thế giới này thay đổi quá lớn, chúng ta cần phải mở rộng đôi tay, toàn tâm toàn chí xâm nhập vào thời đại này, học cách dùng những phương thức khác nhau để có những suy nghĩ mang tính sáng tạo về một vấn đề. Đối với một doanh nghiệp thì việc quan trọng nhất nên ý thức được chính là khi mỗi người đều tuân thủ quy tắc, sức sáng tạo sẽ bị bó chặt. Và kết cục của sự tuân thủ đó là diệt vong.

Có người đã từng làm một thí nghiệm rất thú vị: đem 6 con ong và 6 con ruồi nhốt chung trong một chai thủy tinh, sau đó đặt ngang cái chai ra, đẻ cho đáy chai hướng về cửa sổ, sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Bạn sẽ nhìn thấy, những con ông không ngừng hướng về phía đáy chai để tìm lối thoát ra, cứ thế cho đến khi chúng sức cùng lực kiệt hoặc đói mà chết; còn ruồi thì trong vòng chưa đầy hai phút, đã xuyên qua đoạn cổ chai mà thoát thân sạch. Thực tế, ong vì thích ánh sáng mà kiên trì hướng về phía ấy nên bước vào đường chết. Ruồi thì chả để ý gì đến ánh sáng, chúng chỉ nghĩ cách nào để thoát thân nên bay tứ tung, kết quả là đánh sai đụng nhầm mà lại may mắn, cuối cùng phát hiện ra lối thoát chính giữa ấy, đồng thời nhờ thế mà đạt được tự do và sự sống mới.

Từ thực nghiệm này chúng ta có thể nghĩ đến môi trường tồn tại của doanh nghiệp đột nhiên có thể từ trạng thái bình thường mà thay đổi một cách không biết trước, không tưởng tượng và không lý giải được, những “con ong” trong doanh nghiệp lúc nào cũng có thể đụng phải “bức tường thủy tinh” không cách nào giải thích được, làm thế nào? Chỉ có cố gắng sáng tạo! Sáng tạo mới có thể có tiền đồ, bảo thủ và không thay đổi tư tưởng cuối cùng nhất định sẽ bị thất bại.

Trước đây, gần như tất cả mọi người đều cho rằng chỉ có phần cứng mới có thể làm ra tiền được, Bill Gates là doanh nhân đầu tiên nhìn ra tiền đồ của phần mềm, hơn nữa “dùng mềm chế cứng”, ứng dụng hệ thống phần mềm vào tất cả các ngành hoặc công ty. Khai thác sử dụng rộng rãi phần mềm máy tính thay đổi thế giới khoa học tư liệu thông tin, cũng thay đổi công việc và cách sống của con người. Người ta gọi Bill Gates là “lãnh tụ trong giới kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất với thế kỷ này”, thật chẳng có gì là quá.

Hiện tại, nền kinh tế truyền thống đã nhường ngôi cho nền kinh tế sáng tạo. Thống kê ở Mỹ cho thấy, chỉ có 3,1 vạn nhân viên của công ty phần mềm, nhưng tổng kim ngạch thị trường vốn đạt đến 600 tỷ USD. Nhân viên công ty Mc Donald’s nhiều gấp 10 lần công ty phần mềm, nhưng tổng doanh thu thị trường vốn của họ chỉ bằng 1/10 của công ty phần mềm. Dù thế kỷ XXI vẫn còn thị trường của hamburger, nhưng ảnh hưởng và tham vọng của nó không thể so với thị trường phần mềm.

Phần mềm vẫn là người đầu tiên cung cấp quyền lựa chọn cổ phiếu làm thù lao của công ty cho tất cả các nhân viên. Kết quả, sáng tạo ra vô số các triệu phú, cũng củng cố lòng trung thành của nhân viên, giảm bớt số nhân viên lưu động. Phương pháp này được nhiều doanh nghiệp khác thi nhau sử dụng, gặt hái được thành công to lớn.

Phần mềm luôn luôn dẫn đầu, dựa vào cái gì? Chính là sự sáng tạo. Muốn phát huy tiềm năng của con người với một hạn độ lớn nhất, thì không được bị hạn chế bởi suy nghĩ tự trói buộc chân tay. Người thành công tin tưởng vào ước mơ, và cũng thích thú một cách đơn giản, rõ ràng nhưng rất có chủ ý sáng tạo tốt.

Khách sạn Aier, Keqi ở Shengdiyage do không đủ sử dụng đã mời đến rất nhiều chuyên gia để thương lượng đối sách. Trải qua một hồi đàm đạo, các chuyên gia cùng cho là phải thêm một bộ thang máy nữa, cách tốt nhất là một tầng phá một cái hốc to, tầng dưới mặt đất lắp một motor. Sau khi quyết định, hai vị chuyên gia ấy đến tiền sảnh ngồi cẩn thận bàn bạc vấn đề. Đúng lúc một người lao công quét dọn nghe thấy kế hoạch của họ.

Người lao công nói với họ: “Mỗi tầng đều phá một hốc to, chẳng phải làm cho loạn hết cả lên, tới đâu cũng thấy bụi bay mù mịt ư?”

Vị kiến trúc sư trả lời: “Đó là việc khó tránh, tới lúc đó còn phải phiền bác mệt mỏi nhiều”.
Người lao công nói: “Theo tôi, khi các ông thi công tốt nhất nên đóng cửa khách sạn một thời gian”.
“Không đóng được, bác đóng cửa một thời gian, người ta lại tưởng sập tiệm rồi. Do vậy, chúng tôi dự tính một mặt thi công, mặt khác tiếp tục mở cửa. Nếu không làm thêm một bộ thang máy nữa, về sau khách sạn cũng khó mà mở cửa tiếp được”.

Người lao công đứng thẳng lên, hai tay nắm lấy cán chổi, nói: “Nếu tôi mà là các ông, tôi sẽ cho đặt thang máy ở ngoài khách sạn. Hai vị chuyên gia vừa nghe xong ý kiến đó, trước mắt lóe lên một tia sáng. Liền ngay sau đó từ ý kiến của người lao công, lần đầu tiên trong lịch sử kiến trúc cận đại sáng tạo ra một sáng kiến mới… đặt thang máy ở bên ngoài nhà. Một ví dụ về sự sáng tạo hết sức thông minh, đã tiết kiệm được không biết bao nhiêu tiền của cho các thương gia.

Mấy năm trước, tủ lạnh ở thị trường Nhật Bản bị ngừng trệ khi bán ra, giá bán lẻ mỗi năm giảm 5%, các chủ nhà máy than thở không dứt. Nhưng trong vòng một năm từ tháng 2 năm 1988 đến tháng 2 năm 1989, lượng tủ lạnh được bán ra tăng nhiều hơn năm trước 6,1%. Vì sao? Đáp án ở sự sáng tạo kỹ thuật của các nhà sản xuất tủ lạnh.

Đối với công ty Sanyo – ở 18 độ thịt có thể đông cứng, nhưng khoảng 0oC của ngăn đá lại không thể làm đông thịt, cả hai đều có khiếm khuyết, công ty đã chế tạo ra loại ngăn đá 7oC mới. Công ty Toshiba thì cung cấp loại ngăn đá làm thức ăn đông nhanh 25 phút (tốc độ đông nhanh gấp 3 lần loại tủ lạnh thường), nâng cao độ giữ tươi, tiết kiệm điện một nửa. Công ty Sanyang dùng kỹ thuật “màn khí lạnh” (khí lạnh tuần hoàn) của quầy bán thịt và thức ăn tươi sống trong siêu thị áp dụng vào tủ lạnh, nâng cấp tính chống hỏng, làm thời gian giữ tươi cũng tăng gấp đôi. Công ty Songxia nghe và sử dụng ý kiến của phụ nữa là chủ gia đình, đã nâng cấp tính tiện lợi của tủ lạnh. Chính nhờ những cải tiến kỹ thuật này đã làm cho thị trường tủ lạnh chuyển sang phát triển.

Cải tiến cũng là sáng tạo. Sáng tạo không chỉ giới hạn trong những đột phá to lớn của khoa học kỹ thuật, người Nhật chẳng làm nên những đột phá lớn về khoa học kỹ thuật trên thế giới, nhưng họ dùng kỹ thuật có sẵn làm cơ sở để phát minh ra máy nghe dạng thẻ mang theo người nghe, máy quay phim gia đình và máy dùng thẻ lại thịnh hành toàn cầu, đem lại lợi nhuận dồi dào. Ôtô và ti vi chẳng phải người Nhật phát minh, nhưng họ lại chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng các sự đặc sắc bởi chất lượng cao, giá cả thấp và tiết kiệm nhiên liệu và điện.

Kinh nghiệm của Nhật Bản cũng nói cho chúng ta biết, sự sáng tạo không phân to nhỏ, một sáng kiến nho nhỏ cũng bao gồm cả một cơ hội thương mại to lớn. Không chỉ có tinh thần khai phá, không dám mạo hiểm, thì không bước tới được con đường mới, làm không ra sự nghiệp mới.

Sáng tạo là một động lực không bao giờ cạn của một dân tộc, lại càng là nguồn suối của sự sống của một doanh nghiệp. Sự khác biệt lớn nhất của nhà doanh nghiệp và một nhà quản lý bình thường là ở chỗ có tinh thần sáng tạo và sự táo bạo. Lật lại 200 năm cách mạng công nghiệp của lịch sử cận đại, bất luận là quốc gia nào, những người sáng tạo thành công ấy, đều là con “ngựa đen” bị giết chết, đều ở những cái mà người khác không nghĩ đến, dùng những cách mà người khác không nghĩ ra, gặt hái được những thành công mà người khác không ngờ đến. Họ không đến đại học Harvard hay đại học Stanford cầm một cái bằng MBA, sau đó mới trở thành nhà doanh nghiệp, mà họ được đào tạo, rèn luyện dưới những công việc thực tiễn mang tính sáng tạo, đó là việc khó khăn và đáng trân trọng.

Theo Nguyễn Đình Thành (Group Quản trị $ Khởi nghiệp)

share-face-book

Add Comment